– Ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùi hôi ở miệng,khi ăn một số loại thức ăn có mùi vị mạnh, hoặc ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng, bắp cải, súp lơ, củ cải, chẳng hạn như tỏi hoặc hành tây. Chế độ ăn kiêng quá mức hoặc ăn uống không đầy đủ. Các thức ăn nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi được tiêu hóa ban đầu ở miệng tạo mùi hôi vì sinh ra nhiều sulfur có mùi thối. Hút thuốc lá, rượu, bia, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt trong miệng gây ra hôi miệng.
– Theo như nghiên cứu cho biết, đến 90% hôi miệng đều xuất phát từ các nguyên nhân ở miệng. Mùi hôi khó chịu kia là do quá trình các protein trong miệng bị axit phân hủy thành tạo thành hóa chất dễ bay hơi, chính chất bay hơi này là mùi hôi mà bạn gặp phải. Trong khoang miệng có khoảng 700 loại vi khuẩn đang tồn tại,chính những thói quen không hợp lí đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn xấu hình thành, gây ra bệnh hôi miệng. Việc hôi miệng là do:
+ Việc vệ sinh răng miệng không sạch, khiến các thức ăn thừa bị bám lại ở kẻ răng, bị axit phân hủy thành mùi hôi.
+ Do bị sâu răng, các lỗ hổng của sâu răng là nơi cho vi khuẩn làm tổ, ẩn nấp để phát triển gây bệnh.
+ Lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
+ Nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng…
+ Mảng vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
+ Do miệng bị khô, thiếu nước, tình trạng này khiến nước bọt bị giảm, và độ pH bị giảm, khi tính axit trong miệng lại cao sẽ khiến cho vi khuẩn tăng trưởng. Mà khô miệng có nhiều nguyên nhân, đó là: Liệt dây thần kinh số 7, bổ sung ít nước, tuyến nước bọt hoạt động kém, mắc bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh, thời kì mãn kinh…
– Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh phổi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.. Hội chứng trào ngược thực quản-dạ dày, do dạ dày viêm loét ứ đọng thức ăn tiêu hóa dở dang lên men, sinh hơi, trào ngược qua tâm vị không đóng kín, như ăn quá no ợ hơi thức ăn, cũng gây mùi hôi khó chịu.
Bạn có thể sử dụng vỏ quý để sử dụng, tuy nhiên nếu vỏ quýt khó tìm thì bạn cũng có thể sử dụng vỏ chanh để thay thế nhưng vỏ chanh thường có tác dụng lâu hơn quả quýt. Cách thức hiện rất đơn giản là bạn chỉ cần thái nhỏ vỏ chanh hay vỏ quýt, rửa sạch bằng nước máy sau đó nhai kĩ và nuốt. Bài thuốc này thì tùy vào thể trạng và cơ địa của từng người mà có tác dụng nhiều hay ít.
Mùi tàu có tính hàn, mát với tinh dầu thơm, và rau mùi tàu còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như sắt, vitamin B1, C, glucid, protid, cellulose, calcium, phosphor… Chính vì vậy mà rau mùi tàu có thể chữa được nhiều bệnh như trị cảm cúm, ho, đái dầm ở trẻ nhỏ, chữa đầy hơi, không tiêu do ăn khá nhiều thực phẩm giàu đạm, và đặc biệt là chữa trị bệnh hôi miệng.
Bạn chỉ cần dùng một nắm lá mùi tàu rửa sạch, sau đó thái khúc và sắc nấu thành 1 bát nước nhỏ đặc. Lấy nước, để nước nguội và cho thêm một ít muối trắng vào khuấy tan và dùng nước súc miệng mỗi ngày. Không chỉ giúp đánh bay mùi hôi, mà rau mùi tàu còn mang đến cho bạn hơi thở thơm mát từ tinh dầu trong thân rau.
Uống trà còn có thể kiểm soát hơi thở có mùi. Các hợp chất gọi là polyphenol được tìm thấy trong trà xanh có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể lựa chọn trà bình thường hoặc trà thảo dược với cỏ linh lăng. Để pha trà thảo dược này, lấy hai muỗng cà phê lá cỏ linh lăng khô vào một cốc nước sôi và ngâm trong khoảng mười lăm phút. Bạn có thể uống trà thảo dược này nhiều lần trong ngày để giữ cho hơi thở của bạn được thơm mát.
Theo Đông y, hoa quế có vị đắng, ôn tính, có tác dụng trị hôi miệng hiệu quả. Đồng thời, hoa quế còn có tác dụng bổ thận, tỳ vị, giãn gân cốt, hoạt huyết, tán ứ, tiêu đờm, bổ thần kinh, trị chứng loét dạ dày, sa dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ, thị giác kém, ho, suyễn.
Để chữa hôi miệng, bạn lấy ba lạng hoa quế, một bình rượu gạo, một thìa cà phê muối. Pha nước muối rửa sạch hoa quế, vớt ra để ráo, để khô tự nhiên, cho hoa quế vào rượu gạo, đậy kín nắp, sau 30 ngày đem dùng dần. Bạn cũng có thể dùng nó để trị chứng lạnh bụng, giúp thông khí huyết, đổ mồ hôi.
Đinh hương có tính sát trùng mạnh mẽ có thể giúp bạn thoát khỏi mùi hôi ở miệng. Phương pháp dễ nhất để kiểm soát hơi thở có mùi là cho một vài mẫu đinh hương vào miệng và nhai chúng. Cách này sẽ loại trừ mùi hôi chỉ trong một vài phút. Bạn cũng có thể pha trà đinh hương bằng cách đặt 3 nhánh đinh hương trong hai ly nước nóng và ngâm hai mươi phút, khuấy đều. Bạn có thể uống trà này hoặc sử dụng nó như là một loại nước súc miệng hai lần một ngày.
Trong gừng chứa các chất zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan…có vị cay, tính nóng, ấm, chứa nhiều tinh dầu đặc biệt là khử mùi rất tốt . Nhờ yếu tố này chúng ta có thể ứng dụng cách chữa hôi miệng bằng gừng rất hiệu quả.
Dùng gừng thái lát mỏng sau đó đun sôi nước và cho gừng vào. Hằng ngày các bạn nên súc miệng từ 3 – 5 lần hoặc nhiều hơn, thời gian súc miệng bằng nước gừng tươi khoảng 5 – 10 phút, các bạn lưu ý sau khi súc miệng nhớ nhổ bỏ nước đi nhé, vì lúc này nước gừng đang mang trong mình nhiều vi khuẩn độc hại từ khoang miệng tiết ra. Bạn có thể đựng nước gừng tươi vào chai nước suối để trong tủ lạnh để tiện cho việc bảo quản và sử dụng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét