Người ta thấy viêm lợi thường đi kèm với cao răng và 1 khi được tạo thành thì cao răng sẽ làm giảm hiệu quả của việc chăm sóc cá nhân. Do đó để tạo một hiệu quả cao hơn trong phòng và trị bệnh nha chu phải có sự tham gia làm sạch răng do người chuyên môn thực hiện đó là cạo đá, đánh bóng răng.
>> lấy cao răng bằng máy siêu âm
>> dụng cụ lấy cao răng tại nhà
1. Nguyên Tắc
Lấy cao, đánh bóng răng là lấy hết những chất bám dính lên răng gồm có cao răng và vết dính.
Để thực hiện việc cạo cao (đá), đánh bóng có hiệu quả nên nhớ những nguyên tắc sau:
Khám và chẩn đoán được các tình trạng bình thường hay bệnh lý của mô răng và mô quanh răng. Biết khả năng chữa trị hoặc báo bác sĩ biết hay gửi lên tuyến trên nếu tình trạng nặng khó chữa trị.
Xác định được có cao răng và thành thạo cách sử dụng dụng cụ lấy cao.
Sau khi lấy cao mặt răng phải sạch, trơn láng, không gây tổn thương cho lợi thì công việc lấy cao mới có hiệu quả
2. Quy Trình Lấy Cao Đánh Bóng
Chuẩn bị dụng cụ thuốc men :
-Bộ đồ khám
-Bộ lấy cao
-Thuốc sát khuẩn
- Đài cao su hay bàn chải đanh bóng
-Trục lắp (mandrin) tay khoan máy nghe khoan
-Thuốc đánh bóng
-Bông gạc
-Thuốc tê bôi (nếu cần).
-Ly và nước súc miệng
Chuẩn bị cho bệnh nhân và người điều trị :
-Bệnh nhân ngồi trên ghế có độ cao ngang tầm tay. Quàng khăn cho bệnh nhân.
-Người điều trị mang găng tay, đeo kính…
Kỹ thuật lấy cao :
w Phân vùng :
Để thuận tiện việc sử dụng dụng cụ lấy cao, hàm răng được chia làm 6 vùng.
Hàm trên
Vùng I : nhóm răng bên phải.
Vùng II:nhóm răng phía trước.
Vùng III:nhóm răng bên trái.
Hàm dưới
Vùng IV:nhóm răng bên phải.
Vùng V:nhóm răng phía trước.
Vùng VI: nhóm răng bên trái.
w Thứ tự lấy cao :
Để việc lấy cao được nhanh chóng và tránh bỏ sót, việc lấy cao được hực hiện theo thứ tự từ vùng I đến vùng VI.
Trong mỗi vùng cũng nên theo 1 thứ tự: Mặt ngoài, kẽ răng, mặt trong, mặt nhai.
Vùng này xong mới làm tiếp vùng kế cận.
w Ánh sáng :
Phải điều chỉnh đèn chúng vào vùng lây cao, nếu ánh sáng không đủ việc lấy cao dễ gây tổn thương mô mềm do điều khiển thiếu chính xác.
w Tư thế người điều trị :
Lấy cao vùng I
◦ Mặt ngoài và kẽ răng: đứng phía trước bện phải bệnh nhân đưa ngón tay tựa vào mặt ngoài của răng.
◦ Mặt trong: đứng sau lưng bệnh nhân dùng gương nha khoa để rọi vào chỗ cạo đá, ngón tay tì vào mặt nhai.
Lấy cao vùng II
Mặt ngoài và mặt trong: đứng trước hoặc sau bệnh nhân đưa ngón tay tựa vào mặ cát. Mặt rong dùng gượng để rọi.
Lấy cao vùng III
◦ Mặt ngoài và kẽ răng: Đứng trước bệnh nhân, ngón tay tựa vào mặt nhai, mặt cắt.
◦ Mặt trong: đứng phía sau, ngón tay tựa vào mặt nhai, dùng gương để rọi.
Lấy cao vùng IV
◦ Mặt ngoài và kẽ răng: đứng phía sau bệnh nhân ngón tay đưa vào mặt nhai.
◦ Mặt trong: đứng phía trước bên phải,ngón tay tựa vào mặt cắt răng trước.
Lấy cao vùng V
Mặt ngoài và trong đứng trước hay sau, ngón tay tựa vào mặt cắt, phía trong dùng gương để rọi.
Lấy cao vùng VI
◦ Mặt ngoài và kẽ răng đứng phía trước bệnh nhân ngón tay tựa vào mặt nhai .
◦ Mặt trong: đứng phía sau lưng ngón tay tựa vào mặt nhai
w Cầm dụng cụ( H.4) :
Tay phải cầm dụng cụ như cầm bút, ba ngón cái trỏ, giữa cầm giữ chặt dụng cụ nhưng chuyển động dễ dàng, 2 ngón còn lại để tựa
Tay trái cầm gương nha khoa hoặc cầm gạc để thấm máu. Tay trái có khi sử dung để hướng dẫn dụng cụ lấy cao được chính xác.
Chọn điểm tựa trên răng, khô ráo để tránh trơn trượt. Tỳ tay trên điểm tựa vừa phải đủ để lấy bật miếng cao.
w Động tác lấy cao :
Với cây dục : Đặt thẳng góc lưỡi sắc của dụng cụ với mặt răng ở kẽ răng, sử dụng bằng cách đẩy tới. Để tránh đùn đẩy cao răng vào sâu bên trong khe lợi, hướng di chuyển của cây đục là về phía mũ răng.
Với các dụng cụ khác :
Áp lưỡi sắc (cạnh bén) của dụng cụ sát vào mặt răng ngay bờ dưới của mảng đá. Với động tác kéo, kéo dụng cụ về phía mũ răng với một lực đủ mạnh để tách miếng cao bong ra thành từng mảng. Trong khi kéo dụng cụ, tay không rời điểm tựa, đoạn đường di chuyển của dụng cụ ngắn để tránh tổn thương đến mô lân cận.
Khi áp dụng cụ vào răng cần chú ý tránh các miếng trám (nếu có).
Tránh đào bới, bào mòn mảnh cao vì như thế sẽ mất nhiều íhời gian.
Dụng cụ lấy cao phải sắc, nếu không sẽ lấy cao không sạch mà còn dễ trơn trượt dụng cụ.
w Thấm máu và kiểm soát cao răng :
Trong khi lấy cao, máu có thể chảy nhiều. Phải luôn luôn thâm máu bằng gạc để thấy rõ vùng lấy cao và đặt dụng cụ chính xác.
Sau khi lấy cao, để kiểm tra cao răng đã lấy sạch hay chưa, nhất là cao răng dưới lợi và kẽ răng dùng thám trâm để kiểm tra rất tốt. Cảm giác dưới cây thám trâm trơn láng là cao răng đã được lấy sạch.
w Đánh bóng răng:
Sau khi lấy cao, cần tiến hành đánh bóng để lấy thật sạch cao răng cồn sót, mảng bám răng, vết dính giúp mặt răng trơn láng dễ chải rửa.
Lắp đài cao su hay chổi đánh bóng vào trục lắp và gắn lên tay khoan.
Áp đầu cao su có bôi thuốc đánh bóng lên trên mặt răng, tay có điểm tựa, cho máy chạy chậm và di chuyển đều trên mặt răng.
w Cho bệnh nhân súc miệng thật kỹ : Chấm thuốc sát khuẩn
w Dặn dò bệnh nhân cách giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét