Bước đầu tiên trong quy trình hàn răng sâu là phải tiến hành nạo mô răng sâu để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây sâu răng trú ngụ tại đây. Việc nạo bỏ mô răng sâu sẽ tạo ra một khoảng rỗng không nhỏ cho răng. Khoảng trống này chính là nơi mà thức ăn dễ bám đọng lại. Việc làm sạch hoàn toàn trong lỗ rỗng này khá khó khăn, mảng bám thường không được lấy hết khi chải răng hay súc miệng.
Đặc biệt, với những răng nằm sâu bên trong miệng thì vệ sinh làm sạch răng sau khi mất mô răng càng khó triệt để. Những mảng bám tồn đọng chính là nguy cơ khiến cho vi khuẩn tiếp tục trú ngụ và sinh sôi ở đây để gây sâu răng trở lại. Khi sâu răng tái phát trong lỗ răng có mô răng ít sẽ rất nhanh chóng đi sâu vào phá hỏng tủy răng. Việc hàn trám lại sau khi điều trị răng sâu chính là thao tác giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng đáng ngại kể trên. Đó cũng chính là quy trình hàn răng sâu tiêu chuẩn nhất không nên bỏ sau sau khi nạo bỏ vết sâu răng.
Công nghệ hàn răng Le.Max hiện đang là thế hệ công nghệ phục hồi mô răng tốt và đảm bảo nhất hiện nay. Quá trình hàn răng theo công nghệ trám răng bằng laser nha khoa là một trong những ứng dụng tân tiến nhất Hoa Kỳ hiện nay, được thực hiện với quy trình hàn răng sâu đảm bảo như kỹ thuật răng sứ để phục hình răng sinh lý tự nhiên, bền chắc như ban đầu.
Bác sỹ tiến hành khám tổng quát khoang miệng và răng cần trám để xác định tình trạng răng. Nếu răng bị sâu hay viêm tủy cần điều trị bệnh lý trước khi trám. Tiếp đó răng miệng sẽ được vệ sinh sạch sẽ nhằm tạo đảm bảo cho vết trám đạt được độ kết dính tốt nhất.
- Nạo sạch vết sâu
Bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình hàn răng sâu là nạo sạch các mô ngà bị bệnh là thao tác bắt buộc trong quy trình hàn răng sâu. Mục đích của thao tác này là làm sạch phần răng sâu nhằm hạn chế những mầm mống vi khuẩn phát triển gây sâu răng trở lại sau khi trám cũng như tránh những kích ứng gây đau nhức về sau.
Sau khi làm sạch vết sâu, bề mặt men răng ở vùng đáy lỗ sâu được làm sạch tiếp bằng một loại dung dịch acid gọi là etchant hay etching, dung dịch etchant hòa tan bề mặt khoáng chất ở đáy lỗ sâu tạo ra một bề mặt nhám ở mức độ hiển vi, duy trì một bề mặt đủ ẩm ở toàn bộ bề mặt đáy vùng nhận chất hàn. Tiếp theo, bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sỹ đưa nhựa trám dạng dẻo lỏng lên răng vỡ, mẻ để bắt đều trám bít.
Nhựa trám được bác sỹ thao tác vừa khít với vết răng hỏng, tạo hình răng như thật và thẩm mỹ nhất để sửa soạn răng.
Tiến hành chiếu Laser để đông cứng chất liệu trám để duy trì tạo hình răng bền chắc nhất được gọi là phản ứng quang trùng hợp trong vòng từ 20-40 giây. Kết thúc thao tác này cũng có nghĩa là quy trình hàn răng sâu đã hoàn tất.
>>> xem thêm: trám răng cửa bao nhiêu
Theo bác sỹ phục hình răng tại Nha khoa Hoàn Mỹ, quá trình hàn răng sâu đạt tiêu chuẩn là khi đảm bảo được tất cả những yếu tố sau:
– Răng có hình thể giống với hình dáng ban đầu, có đầy đủ gờ rãnh cần thiết
– Vết hàn trơn, láng, không phân biệt với răng thật
– Miếng hàn thẩm mỹ, đẹp, tự nhiên, bền chắc hỗ trợ ăn nhai tốt.
Trám răng Laser Tech mà Nha khoa Hoàn Mỹ đang áp dụng hiện là công nghệ tiên tiến nhất Hoa Kỳ, có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như cách bọc răng sứ, không làm răng thay đổi về cấu trúc, không xâm lấn đến men răng và hoàn toàn không gây nên tình trạng ê buốt trong suốt quá trình trám.
Dưới tác dụng của năng lượng laser, chất liệu trám được kích thích tạo chân bám cố định, không co kéo hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng lạnh, bền chắc hơn nhiều so với sử dụng công nghệ bình thường bằng cách chiếu đèn halogen. Hàn trám với công nghệ mới đảm bảo vết trám bền chắc, duy trì ăn nhai bình thường với tính thẩm mỹ cao nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét