Khác với những căn bệnh khác, hôi miệng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải chứng bệnh này, những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao. Chính vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân, mẹo chữa hôi miệng hiệu quả nhất đóng một vai trò rất quan trọng.
Bệnh nhân bị bệnh hôi miệng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
– Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng
– Do việc giữ vệ sinh răng miệng không hiệu quả và đúng cách dẫn đến các bệnh về răng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… là nguyên nhân gây hôi miệng.
– Khi ăn, một số mẫu thức ăn nhỏ còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi.
– Ăn phải những thức ăn có mùi nồng, dễ bay hơi như hành, tỏi, củ kiệu, thức ăn nhiều chất béo.
– Lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm sạch răng, các mô và giữ cân bằng các chất có trong miệng. Miệng khô dẫn đến việc tạo ta một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho các vi khuẩn nhanh chóng tập trung phân hủy gây nên mùi hôi.
– Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
– Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
– Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
– Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.
– Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.
Mùi hôi ở miệng phần lớn là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình. Nhưng 3 chất chính gây ra hôi miệng đó là:
Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng.
Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều, vuợt qua khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng, thì khi đó có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được, lúc đó ta bị chứng hôi miệng.
Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi này là do các vi khuẩn chuyển hóa các chất bã hiện diện trong hốc miệng như mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, và các tế bào bong tróc từ niêm mạc miệng. Các vi khuẩn gây hôi miệng này là các vi khuẩn kỵ khí( chỉ phát triển trong điều kiện không có oxy) nên chúng thường trú ẩn dưới mảng bám răng, trong khi nướu, trong túi nha chu và giữa những khe của niêm mạc lưng lưỡi.
Như vậy, bất cứ bệnh lý, tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và các chất bã tích tụ, khi đó quá trình phân huỷ xảy ra và mùi hôi hình thành. Những tình trạng, bệnh lý thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng.
Muối là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hơn nữa nó còn là chất sát trùng hữu hiệu nhất cho các vết thương. Trong dân gian, muối tinh pha với nước tạo thành hỗn hợp nước muối giúp ngừa đau họng, sâu răng và nó còn là cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất.
Hỗn hợp nước muối loãng giúp bạn ngăn ngừa mảng bám trong răng, diệt các vi khuẩn có ở lưỡi và lợi của bạn. Để đạt được tác dụng nhanh nhất, bạn nên súc miệng nước muối loãng ít nhất là 3 lần 1 ngày. Cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất bằng muối thật đơn giản phải không? Nhưng bạn cần phải có sự kiên trì và thường xuyên thực hiện phương pháp chữa bệnh hôi miệng này, bạn không nên nóng vội thì mới có kết quả như ý muốn.
Sữa chua: Ăn sữa chua hằng ngày đã được chứng minh là giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Gừng: Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa những chứng bệnh gây khó chịu dạ dày. Gừng còn có khả năng đánh bật hơi thở nặng mùi. Bạn có thể dùng theo cách cắt lát gừng pha trà, kèm theo một chút chanh.
Cách 1: Những miếng vỏ chanh sau khi sử dụng, thay vì bỏ đi, bạn hãy rửa sạch, rồi nhai thật kĩ, và nuốt. Cứ làm như vậy ngày vài lần sẽ giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm mát. Một mẹo chữa bệnh hôi miệng khá đơn giản và cách làm dễ dàng. Vậy tại sao các bạn không làm thử ngay bây giờ nhỉ?
Cách 2: Chanh, loại quả luôn có mặt trong nhà, sở hữu nhiều công năng trong mọi việc, bao gồm cả trị hơi thở có mùi. Bạn chải răng và cả chải lưỡi bằng hỗn hợp nước cốt chanh và muối hai lần mỗi ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng khó chịu trên..
Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh, rau thơm lông, tần thái…
Cách dùng: Lấy một nắm tần dày lá khô, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm và súc miệng, sau vài ngày miệng sẽ hết hôi.
Dùng trà đặc súc miệng hoặc miệng nhai lá chè có thể tẩy trừ hôi miệng. Đối với hơi thở có mùi khó ngửi sau khi ăn tỏi, thịt cừu, dê…, nên dùng 1 thìa nhỏ lá chè, chia từng lần đặt ở trong miệng, nhai chậm, chờ dịch nước bọt hóa giải lá chè xong từ từ nuốt vào, hiệu quả chữa hôi miệng cực tốt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét