Hàm răng giả tháo lắp là phương pháp khôi phục răng mất cổ điển với
những ưu điểm riêng mà các kỹ thuật làm răng sau này không vượt qua
được.
1. Hàm răng giả tháo lắp là gì?
Hàm răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình thay thế nhiều răng hoặc toàn hàm đã mất với chức năng và thẩm mỹ giống như răng thật.
Hàm này được cấu tạo gồm một nền hàm hoặc một hàm khung (được làm
bằng Titan hoặc kim loại) bên trên là răng giả làm bằng nhựa hay sứ.
Răng giả tháo lắp trên mẫu hàm thạch cao
2. Ưu điểm của hàm răng giả tháo lắp
Hàm tháo lắp có giá thành thấp hơn so với hàm giả cố định và các phương pháp phục hình răng khác như trồng răng cố định hay cấy ghép implant.
Hàm này được làm bằng titan, sứ hay nhựa nha khoa rất lành tính, an
toàn với cơ thể: không gây kích ứng nướu, không gây ra phản ứng phụ với
cơ thể.
Cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, tăng sức ăn nhai, giúp ăn ngon
miệng hơn; đặc biệt tăng khả năng phát âm của người bệnh nữa.
Tháo ra lắp vào dễ dàng nên người sử dụng hoàn toàn có thể chủ động
trong ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bạn sẽ không phải lo lắng về
việc sẽ mắc phải các bệnh răng miệng sau khi phục hình vì sau khi ăn có
thể tháo ra để vệ sinh hàm, lấy sạch được vụ thức ăn và không gây trở
ngại.
Thời gian làm hàm răng giả nhanh và nó tồn tại được
rất lâu, đặc biệt là hàm giả tháo lắp được vít trên Implant hoặc trên
khung kim loại. Chính vì lẽ đó, nhiều người không có đủ điều kiện có thể
sử dụng được loại hàm này.
Hàm này được ứng dụng rộng rãi cho cả răng trước và lắp răng hàm giả hiệu quả.
>>
Xem thêm : răng sứ Titan
3. Nhược điểm hàm răng giả tháo lắp
Hàm răng giả tháo lắp có độ bền không cao như răng sứ cố định, thông
thường khoảng 5 năm. Sau thời gian đó, nhựa sẽ bị thoái hóa khiến hàm
trở nên lỏng lẻo hơn ở vị trí chỉnh hình và khiến toàn hàm rất khó chịu.
Đồng thời sẽ khiến miệng bạn có mùi rất khó chịu.
Khi sử dụng hàm răng giả tháo lắp phải cẩn thận bởi
nếu bị đánh vỡ hoặc đè nén mạnh thì rất nhanh chóng bị lỏng chỉ sau 2-3
năm sử dụng. Nguyên nhân là do sống hàm bị tiêu nhiều hơn so với thời kỳ
đầu làm răng.
Hàm răng giả tháo lắp được làm bằng nhựa nên màu sắc không đẹp, không
giống như răng thật, dễ bị đổi màu. Thông thường sau 5 năm màu sắc sẽ
bắt đầu biến đổi, nếu bạn không giữ gìn thì thời gian bị đổi màu sẽ
nhanh hơn khiến tính thẩm mỹ cũng bị biến đổi theo.
Đặc biệt, khi bạn ăn nhai thì việc sử dụng răng giả cũng gặp chút bất
tiện, do nó không được bền chắc trong răng mà chỉ lỏng lẻo. Nếu bạn bị
mất nhiều răng hay toàn hàm thì khi lắp hàm răng giả tháo lắp sẽ gây bất
tiện khi ăn nhai cho nên bạn phải tập nhai mới có thể đảm bảo chức năng
ăn nhai như bình thường. Nên hạn chế thức ăn cứng, thức ăn quá nóng
hoặc quá lạnh và nên nhai đều hai bên để đảm bảo cân bằng giữa các răng.
Nếu bạn vệ sinh không đúng cách, các mảng bám rất dễ hình thành trên
răng nên gây viêm nhiễm vùng răng lân cận, thậm chí gây hôi miệng.
>>
xem thêm : Cầu răng
4. Lưu ý khi sử dụng hàm răng giả tháo lắp
Trường hợp khi có 1 hay nhiều răng phải nhổ hoặc tự rụng thì bạn có thể thêm răng mới trên nền hàm nhựa đang sử dụng.
Sau mỗi bữa ăn, bạn nên tháo
hàm giả tháo lắp ra vệ sinh răng nhẹ nhàng, đúng cách giống như răng thật bằng bàn chải để tránh các bệnh răng miệng có thể xảy ra.
Tránh đánh rơi, tì vật nặng hoặc để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Bạn nên nhẹ nhàng khi cất giữ và bảo quản.
Để bảo quản hàm tốt nhất thì trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm hàm giả vào nước hoặc nước muối sinh lý có nồng độ 0.9%.
Sau 2 – 3 năm, hàm giả có thể bị lỏng do hàm bị tiêu hoặc các móc
răng bị lỏng lẻo hay do hàm bị gãy vỡ, tì đè,… Nếu gặp phải tình trạng
này thì người bệnh có thể mang hàm răng giả đang sử dụng quay lại phòng khám để khắc phục.
nguồn: http://trongranggia.vn/ham-rang-gia-thao-lap-trong-rang-tiet-kiem-va-nhanh-chong.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét